Khí độc NO2 là một trong những yếu tố tiềm ẩn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của tôm trong các ao nuôi. Việc hiểu rõ về khí độc này, nguyên nhân xuất hiện, tác động đến tôm và các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết để bảo vệ đàn tôm, đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Khí độc NO2 và nguyên nhân xuất hiện trong ao nuôi
Khí NO2 là một loại khí độc hại được hình thành từ quá trình phân hủy chất hữu cơ, đặc biệt là khi có sự tích tụ của các chất thải hữu cơ trong môi trường nước.
Nguồn gốc chính của khí này thường đến từ việc sử dụng thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn và sự phân hủy của các chất hữu cơ khác trong ao nuôi. Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nước không thể xem nhẹ, vì nước là môi trường sống chính của tôm. Nếu không được kiểm soát tốt, nồng độ NO2 có thể tăng cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm.
Tác động của khí độc NO2 đến sức khỏe tôm
- Khi nồng độ NO2 tăng lên, tôm sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp do NO2 ngăn cản quá trình trao đổi oxy của tôm. Tôm thường nổi lên mặt nước tìm oxy, gây stress tôm và giảm khả năng di chuyển. Điều này có thể làm tôm rớt đáy sau khi lột xác (hiện tượng tôm bị rớt cục thịt), thường gặp nhất ở các ao tôm lớn, nuôi mật độ cao. Nếu không xử lý kịp, tôm sẽ rớt cục thịt hàng loạt, và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất, lợi nhuận của người nuôi.
- NO2 cao còn làm tôm giảm ăn, giảm tiêu hóa, chậm tăng trưởng, khó nuôi về size lớn.
- Ngoài ra, khí độc NO2 làm suy yếu đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh như hoại tử gan tụy hoặc hội chứng chết sớm, gây thiệt hại lớn.
HÌNH 3
Nguyên nhân gây ra sự tích tụ NO2 trong ao nuôi
Sự tích tụ và phân hủy chất hữu cơ
- Sự tích tụ khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thường xảy ra do nhiều yếu tố kết hợp, chủ yếu liên quan đến quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- Quá trình phân huỷ thức ăn thừa, phân tôm và xác tảo và các chất hữu cơ khác trong ao nuôi dưới tác động của vi khuẩn. Quá trình sẽ tạo ra các chất độc hại mà còn làm gia tăng nồng độ NO2 trong nước.
- Các vi khuẩn có lợi, vốn có vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ và duy trì sự cân bằng sinh thái, có thể bị giảm sút do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các vi khuẩn có hại và khí độc NO2
Sự mất cân bằng sinh thái ao nuôi:
- Khi hệ sinh thái ao bị xáo trộn: Sụp tảo, nấm phát triển mạnh, và vi sinh vật có lợi bị suy giảm. Đây là môi trường lý tưởng để khí độc NO2 tích tụ, vì vi sinh vật có lợi không còn đủ khả năng kiểm soát các vi khuẩn gây hại hoặc phân hủy chất hữu cơ.
- Thường xảy ra khi ao không áp dụng các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả, như thay nước định kỳ hoặc bổ sung vi sinh vật có lợi. dẫn đến vòng luẩn quẩn của ô nhiễm và tích tụ NO2 càng khó kiểm soát.
Môi trường thay đổi đột ngột:
Thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH góp phần làm gia tăng mức độ nguy hiểm của khí độc NO2 cụ thể là:
- Khi nhiệt độ cao: Thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn, dẫn đến NO2 sinh ra với tốc độ nhanh hơn.
- pH không ổn định: Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vi khuẩn có lợi, thành phần và mật độ tảo, hơn hết là tôm sẽ stress và nhạy cảm với NO2 và mầm bệnh.
Dư thừa thức ăn
Cuối cùng, việc sử dụng thức ăn không phù hợp hoặc dư thừa cũng là một yếu tố làm tích tụ khí độc. Thức ăn kém chất lượng, không đúng kích cỡ, thức ăn không được tiêu thụ hết sẽ trở thành nguồn gốc của ô nhiễm nước.
Phương pháp phát hiện và đo lường NO2 trong nước
Để phát hiện và đo lường nồng độ khí độc NO2 trong nước, người nuôi cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật đo lường hiện đại như máy đo đa chỉ tiêu hoặc bộ kit thử nhanh. Những thiết bị này giúp xác định nhanh chóng mức độ ô nhiễm nước để có biện pháp xử lý kịp thời. Tần suất kiểm tra chất lượng nước cũng rất quan trọng; nên thực hiện ít nhất một lần mỗi tuần để đảm bảo rằng nồng độ NO2 luôn ở mức an toàn cho tôm.
Biện pháp phòng ngừa và xử lý khí độc NO2
Phòng ngừa:
- Theo dõi, quản lý và kiểm soát các yếu tố môi trường: Thay nước định kỳ, kiểm soát và ổn định pH, mật độ tảo, tăng cường oxy hòa tan,… Thường xuyên kiểm tra nồng độ các khí độc NO2, H2S, NH3 để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bổ sung vi sinh vật có lợi: Có thể sử dụng vi sinh và chế phẩm sinh học như BZT-GB và Enzyme-XNL… định kỳ để phân hủy chất hữu cơ, hạn chế khí độc và ổn định hệ vi sinh trong ao.
- Kiểm soát thức ăn và chất thải: Cho tôm ăn đúng liều lượng, tránh dư thừa thức ăn gây tích tụ chất hữu cơ. Hút bùn đáy ao, xiphong thường xuyên để loại bỏ chất thải tích tụ.
- Quản lý hệ sinh thái ao: Duy trì mật độ tảo vừa phải, tránh hiện tượng tảo tàn đột ngột gây mất cân bằng sinh thái.
Hướng dẫn cách xử lý khí độc NO2 và cấp cứu bầy tôm rớt cục thịt do NO2
Bước 1: Cấp cứu cho tôm bằng 3kg Covery SOS và 3-5 kg oxy viên cho 1.000-1.200 m³ nước để hấp thụ khí độc, cung cấp oxy tức thời, và giảm stress cho tôm.
Bước 2: Tạt 1 xô Yucca Zeo/1.000 m³ để hấp thụ khí độc, làm mềm nước, giảm độ nặng nước và bợn trong ao.
Bước 3: Ổn định môi trường
- Tăng cường quạt nước để khuếch tán khí độc.
- Bổ sung Vitamin C, Yucca GB để hỗ trợ tôm ổn định sức khỏe.
- Dùng Kali nguyên liệu giúp tôm giảm lột xác.
Bước 4: Xử lý giảm khí độc NO2
- Thay nước và cấp nước liên tục để giảm nồng độ khí độc.
- Kiểm tra NO2 thường xuyên, bổ sung chế phẩm vi sinh để kiểm soát chất thải hữu cơ.
- Tiếp tục dùng oxy viên và Covery SOS khi tôm có dấu hiệu lột nhiều hoặc thiếu oxy.
*Lưu ý:
the ad code- Không sử dụng hóa chất kích lột tôm.
- Nếu có ao trống, có thể sang tôm để giảm áp lực môi trường.
Cẩn xử lý và theo dõi 2-3 ngày, Tôm sẽ ngừng rớt và môi trường ổn định trở lại.
Kết luận
Khí độc NO2 là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe và sự phát triển của tôm nuôi. Việc hiểu rõ nguyên nhân và tác động của NO2 giúp Quý bà con chủ động hơn trong quản lý môi trường ao. Phú Gia Bảo khuyến nghị bà con thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn tôm an toàn.
Dự trữ ngay sản phẩm Covery SOS để sẵn sàng ứng phó khi ao nuôi xuất hiện khí độc NO2! Liên hệ Phú Gia Bảo qua Hotline/Zalo: 091 238 4949 hoặc Fanpage: Thuốc Thuỷ Sản Phú Gia Bảo để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất!