Bệnh đốm đen trên tôm và cách phòng trị 2024

Bệnh đốm đen trên tôm và cách phòng trị 2024

Bệnh đốm đen trên tôm là một bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi. Bệnh có thể gây chết hàng loạt, bị thương lái ép giá nặng nề, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế bà con nuôi tôm. Vì vậy, Quý bà con nên cân nhắc lưu ý một số biện pháp phòng trị tôm bị bệnh đốm đen kịp thời và hiệu quả để giảm thiệt hại cho đàn tôm. Bài viết sau đây các chuyên gia của Phú Gia Bảo sẽ giúp Quý Bà con hiểu hơn về bệnh đốm đen trên tôm và có các phương pháp phòng trị hợp lý nhất.

Biểu hiện tôm bị đốm đen

Giai đoạn trước khi tôm bị bệnh đốm đen:

  • Tôm có vỏ mỏng, mềm vỏ, chậm lột vỏ, tôm có dấu hiệu ăn chậm hay giảm ăn,
  • Khí độc NH3, NO2, H2S cao, oxy hòa tan thấp, khoáng Ca, Mg thấp. 

Giai đoạn tôm nhiễm bệnh đốm đen nhẹ:

  • Vi khuẩn phát triển mạnh, bắt đầu ăn mòn vỏ và phụ bộ, tôm có các biểu hiện như: tôm bị mòn râu, cụt đuôi, vỏ tôm có nhiều chấm vàng li ti. Tôm có thể bị trắng lưng, lột không hoàn toàn (đính chân, dính đuôi) và chết rải rác.

Giai đoạn bệnh nặng

  • Tôm chết hàng loạt, xuất hiện các đốm đen rõ rệt trên thân, nếu bệnh nặng có thể ăn mòn đến cơ thịt của tôm.
  • Tôm bỏ ăn, trống đường ruột, tôm bơi lờ đờ, gan tụy nhạt màu, ốp thân. 
  • Tôm lột liên tục, tôm không đủ năng lượng hay những con tôm bị tổn thương đến cơ thịt không thể bung khỏi lớp vỏ củ dẫn đến tôm chết hàng loạt.

Giai đoạn nhiễm bệnh đốm đen ở tôm

Giai đoạn nhiễm bệnh đốm đen ở tôm

Nguyên nhân tôm bị đốm đen

  • Vi khuẩn Vibrio harveyi trong ao phát triển quá mức và  ăn mòn lớp vỏ chitin,  quá trình melanin hóa để làm lành vết thương hình thành sắc tố gọi là đốm đen.
  •  Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cũng được xác định là tác nhân tôm bị đốm đen.
  • Nấm, virus, động vật nguyên sinh gây tổn thương vỏ tôm cũng hình thành đốm đen.

Bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen trên tôm

Điều kiện bùng phát bệnh đốm đen trên tôm nuôi:

  • Khi nền đáy ao bị ô nhiễm, ao nuôi giàu chất hữu cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công gây bệnh.
  • Giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mưa liên tục 4-5 ngày hay nắng nóng kéo dài làm nhiệt độ nước tăng cao (>29 độ C) dễ làm stress tôm, lúc này tôm rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hại.
  • Ao nuôi có độ mặn thấp (dưới 10 ppt): Ở các ao nuôi độ mặn thấp chưa đảm đầy đủ khoáng chất trong nước, khoáng canxi, magiê và các khoáng vi lượng trong ao thấp chưa đáp ứng đủ cho quá trình lột vỏ, làm vỏ. Quá trình lột vỏ, tôm yếu dễ vi khuẩn gây hại tấn công hình thành đốm đen.
  • Với ao nuôi mật độ cao, quá trình sang tôm không đúng kỹ thuật, tôm đâm lẫn nhau gây tổn thương.
  • Độ kiềm thấp (<100 mgCaCO3/L): tôm lột xác chậm cứng vỏ.
  • Khí độc NH3, NO2, H2S cao, oxy hòa tan thấp (>5mg/L).

Cách phòng trị tôm bị đốm đen hiệu quả 2024

Phương pháp phòng ngừa bệnh đốm đen trên tôm

  • Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng ngay từ đầu vụ nuôi, đặt biệt là nền đáy ao.
  • Lựa chọn mật độ thả phù hợp với cơ sở hạ tầng ao nuôi.
  • Có hệ thống xiphong và thay nước.
  • Sử dụng vi sinh: BZT-GB hay BLUE AQUA, luân phiên ngày từ đầu vụ nuôi. Giúp ổn định pH, tăng mật độ vi sinh có lợi giữ môi trường nước ít biến động.
  • Diệt khuẩn định kỳ bằng GB DINE hay CLEAN NANO.
  • Khi thời tiết bất lợi: nắng nóng cần bổ sung Vitamin C, trời mưa cần bổ sung vôi, luôn đảm bảo oxy tầng đáy tránh stress tôm….
  • Tránh cho ăn dư thừa làm ô nhiễm nước và bùn phát vi khuẩn dẫn đến bệnh đốm đen trên tôm.
  • Thường xuyên kiểm tra tôm và môi trường nước để sớm phát hiện bệnh đốm đen và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Cách điều trị tôm bị đốm đen

Khi ao nuôi xuất hiện bệnh đốm đen và kèm theo các yếu tố môi trường ao nuôi ô nhiễm nặng, nồng độ oxy hòa tan thấp (< 4 ppm), khí độc NH3, NO2, H2S ở mức cao, mật độ khuẩn Vibrio cao (> 10^5 cfu/ml) thì đốm đen thường lây lan rất nhanh.

  • Xử lý môi trường:
  • Tăng cường oxy trong ao bằng cách chạy quạt mạnh, (bổ sung oxy viên) Vitamin C vào ao nuôi làm giảm stress cho tôm.
  • Diệt khuẩn: 
  • Tạc diệt khuẩn GB DINE (1L/1.000m3) và 30kg muối hạt vào buổi tối (8-10h tối). Diệt khuẩn liên tục 2 – 3 đêm tùy vào mức độ nhiễm bệnh của bầy tôm. 
  • Sử dụng Enzyme 8-9h buổi sáng 1 gói ENZYME XNL cho 1.000m3 nước để phân hủy chất hữu cơ.
  • Tạc khoáng GB MIX (5kg) + vôi CaCO3 (30kg) + vôi CaO (10kg) cho 1.000m3 nước vào ban đêm. Tạc liên tục 2 – 3 đêm. Nhằm mục đích cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp tôm xác và cứng vỏ nhanh chóng.

Tôm đã loại bỏ lớp vỏ củ bị đốm đen, vỏ tôm mới bóng đẹp.

Tôm đã loại bỏ lớp vỏ củ bị đốm đen, vỏ tôm mới bóng đẹp.

  • Sau 24 – 36 tiếng ngưng sử dụng diệt khuẩn, sử dụng BZT-GB bổ sung vi sinh cho nuôi.

*Lưu ý: Quá trình điều trị bệnh đốm đen trên tôm, chúng ta có thể thay 10 – 20% nước để trung hòa bớt khí độc và giảm bớt lượng chất hữu cơ trong nước. Tuy nhiên, thay nước sẽ kích thích tôm lột xác, nên giai đoạn này bà con tuyệt đối không sử dụng khoáng kích lột. Sử dụng khoáng tạt cho tôm GB MIX 5kg/1.000m3, 30kg vôi CaCO3 và 10kg vôi CaO để tôm cứng vỏ nhanh chóng, tôm giảm tỷ lệ chết của tôm.

Cho ăn:

  • Giảm cho ăn từ 10 – 30% lượng thức ăn thường ngày.
  • Cho ăn ANTI DOXY LOOC (5g/kg), cho ăn 2 cử/ ngày, ăn liên lục 3 ngày.
  • Bổ sung khoáng CANCI PLUS (10ml), VITAMIN C (10g), ENZYME 69 (5-7g) vào khẩu phần ăn trong quá trình điều trị.

Hướng dẫn xử lý bệnh đốm đen trên tôm sau điều trị:

  • Diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng bằng CLEA BLACK, GB DINE hay CLEAN NANO. Sau 24 giờ ngừng diệt khuẩn bổ sung vi sinh GB-BZT vào nước.
  • Bổ sung Vitamin và khoáng chất đầy đủ.

Tôm khỏe mạnh sau khi điều trị bệnh đốm đen

Tôm khỏe mạnh sau khi điều trị bệnh đốm đen trên tôm

Hy vọng bài viết về bệnh đốm đen trên tôm sẽ cung cấp cho Quý bà con những kiến thức kịp thời cho vụ nuôi của mình. 

Nếu Quý Bà Con đang gặp phải tình trạng nêu trên hãy liên hệ ngay số Hotline/zlao 091 238 4949  hoặc Fanpage Thuốc Thủy Sản Phú Gia Bảo để được tư vấn chi tiết về cách điều trị tôm bị đốm đen. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này!

Contact Me on Zalo