Bệnh EHP trên tôm là gì? Cách xử lý khi tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP

Bệnh EHP trên tôm là gì? Cách xử lý khi tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP

Hiện nay, Bệnh EHP là một trong những bệnh phổ biến mà nhiều ao nuôi đang gặp phải trên cả nước. Nhiều vụ nuôi phải thu hoạch sớm để tránh thất thoát hoặc thẩm chí lựa chọn xả ao. Vậy làm sao để đảm bảo được một mùa vụ thắng lợi, an toàn trước bệnh EHP trên tôm? Hãy cùng Phú Gia Bảo đọc bài viết sau đây để biết được một số giải pháp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh EHP trong ao nuôi nhé.

Bệnh EHP trên tôm là gì?

Bệnh EHP trên tôm được gây ra bởi vi bào tử trùng họ Microsporidia chủng loại Enterocytozoon hepatopanaei (viết tắt EHP). Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng khi xâm nhập được vào tôm chúng sẽ để lại tác động rất lớn, làm tôm suy yếu, chậm lớn. Điều này làm tăng chi phí vụ nuôi và làm giảm giá trị tôm, thất thoát lợi nhuận của Quý Bà Con.

Bệnh EHP trên tôm là gì? Cách xử lý khi tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP

Hình vi bào tử trùng EHP

Ảnh hưởng của ký sinh trùng EHP

  • EHP không gây chết hàng loạt, nhưng tôm rất chậm lớn đến không lớn mặc dù sức ăn bình thường/giảm nhẹ, giai đoạn 20 đến 45 ngày là có thể biểu hiện rõ nhất.
  • Tôm hấp thu kém, mềm vỏ, ốp thân, đục cơ, lỏng đường ruột, ruột cong, xoắn lò xo.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh thứ cấp khác xâm nhập.
  • Hiện này, hiện tượng nhiễm kép EHP và EMS/phân trắng (Vibrio parahaemolyticus), gây thiệt hại rất nghiêm trọng về kinh tế nghiêm trọng cho ao nuôi.
  • Ống gan tụy tôm bị biến dạng, số lượng giọt dầu trong gan ít.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh EHP trên tôm

Nguyên nhân xuất hiện EHP gây bệnh trên tôm

  • Tôm giống bị nhiễm bệnh EHP từ nguồn tôm bố mẹ.
  • Ao đã có tiền sử nhiễm EHP trước đó nhưng cải tạo ao chưa triệt để mầm bệnh từ vụ nuôi trước: bào tử EHP tồn tại trong nền đáy hay các thiết bị sử dụng có mầm bệnh chưa được vệ sinh triệt để.
  • Do vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao như: giáp xác, hai mảnh vỏ,… và chúng có thể lây lan khi tôm khỏe ăn tôm bệnh.
  • Tôm bị nhiễm EHP từ môi trường ao nuôi hoặc các nguồn khác trong quá trình nuôi như: nước ngầm, nước thải, phân tôm…

Dấu hiệu tôm bị nhiễm EHP

  • Sau 20 – 30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều.
  • Sau khi tôm đạt trọng lượng từ 3 đến 4 gam/con (size 200 con/kg), tôm chậm lớn cho tới lúc tôm 90 ngày tuổi.
  • Lượng thức ăn giảm dần theo thời gian nuôi.
  • Tôm có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn, trống ruột, phân đứt khúc, đốt  ruột cuối bị trống, đường ruột bị cong, bị đục cơ và có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm.
  • Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo (một vài con), ruột tôm không chặt chẽ.
  • PCR dương tính với ký sinh trùng EHP.

Biểu hiện tôm bị nhiễm ký sinh trung gregarine

Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP

Nếu thấy tôm nuôi đang có một số dấu hiệu trên Quý Bà Con nên đi xét nghiệm PCR để có những giải pháp kịp thời cho ao nuôi. Bên cạnh đó, Quý Bà Con có thể liên hệ với Phú Gia Bảo qua Hotline 0964 990 499 hoặc zalo 091 780 767 để được tư vấn chính xác nhất hướng giải quyết phù hợp cho ao nuôi của mình một cách chi tiết nhất.

Đọc thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm

Những phương pháp phòng bệnh EHP trên tôm mà Quý Bà Con lưu ý

Bệnh EHP trên tôm khi xuất hiện thường gây tổn thất nặng nề cho ao nuôi, nên việc phòng bệnh luôn là giải cấp thiết và ưu tiên hàng đầu trước trong và sau khi nuôi. Quý Bà Con hãy lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế tối đa việc ao nuôi xuất hiện EHP:

  • Sử dụng các loại tôm giống chất lượng cao, có xét nghiệm PCR và xác nhận không nhiễm bệnh EHP trên tôm.
  • Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng: diệt tạp, sát trùng đáy ao mạnh với vôi nóng (CaO), hay xút (NaOH).
  • Chọn giai đoạn 15-30 ngày tuổi PCR tầm soát bệnh.
  • Trường hợp ao bị phèn không phơi được: lấy nược 10-20 cm nước, đánh vôi CaO với liều 100-150 kg/1.000 m2 và phơi nắng 2-3 ngày, vôi nâng pH lên cao sẽ diệt được vi bào tử trùng và các mầm bệnh khác.
  • Diệt tạp, đặc biệt là nhóm nhuyễn thể (ốc, hến, hào chỉ…) – vật chủ trung gian gây bệnh.
  • Bổ sung định kỳ các khoáng, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, giữ môi trường sạch bằng cách siphon và thai cấp nước mới thường xuyên. sử dụng các chế phẩm sinh học BZT-GB, Blue Aqua ngay từ đầu vụ nuôi.

Hy vọng bài viết về bệnh EHP trên tôm, Phú Gia Bảo đã chia sẻ đến bà con những thông tin quan trọng, cùng các phương pháp phòng trị bệnh EHP trên tôm kịp thời. Nếu bà con gặp bất kỳ khó khăn hay vấn đề nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay với Phú Gia Bảo qua số HOTLINE 0964 990 499 hoặc zalo 0917807674, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho Quý bà con để có một mùa vụ thành công.

Contact Me on Zalo