Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm và hội chứng chết sớm

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm và hội chứng chết sớm

Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm (AHPND) hay hội chứng chết sớm (EMS) đã và đang là nỗi lo của nhiều bà con nuôi tôm trên khắp cả nước. Trong bài viết này Phú Gia Bảo sẽ giúp Quý bà con hiểu rõ hơn về bệnh EMS/AHPND và hướng dẫn những phương pháp phòng ngừa, điều trị một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm / hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPND)

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc (thể thực khuẩn) tương thích, tạo ra một loại độc tố mạnh làm phá hủy mô gan tụy và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm.

Tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Biểu hiện bệnh EMS/AHPND trên tôm và điều kiện bùng phát bệnh

Điều kiện bùng phát bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

  • Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm dễ xuất hiện ở các ao nuôi độ mặn cao (<20 ‰).
  • Xuất hiện nhiều vào giai đoạn giao mùa, mưa nắng thất thường.
  • Khi cho tôm ăn quá nhiều: làm giảm chất lượng môi trường nước, chất hữu cơ tích tụ đáy ao là nơi cư trú và bùng phát nhiều mầm bệnh, trong đó có vi khuẩn Vibrio gây bệnh gan trên tôm.
  • Chất lượng thức ăn kém cũng là nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy trên tôm bùng phát
  • Hàm lượng oxy hòa tan thấp (yếu tố gây stress).
  • Chất lượng giống kém, chứa sẵn mầm bệnh…
  • Hạ tầng ao, nền đáy ao, bạt lót cũ, chất lượng giảm do nuôi nhiều vụ.
  • Biến động môi trường mạnh, sốc thời tiết…

Tôm mới thả bị EMS với tỷ lệ chết rất cao

Tôm mới thả bị EMS với tỷ lệ chết rất cao

Biểu hiện bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Tôm chết sớm vào 45 ngày đầu tiên sau khi thả.

Biểu hiện trên đàn tôm:

  • Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.
  • Tôm chậm lớn và chết rải rác ở đáy ao.
  • Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và màu sắc vỏ nhợt nhạt.
  • Tôm kéo đàn, tôm bị bệnh thường lờ đờ trên mặt nước, tấp nơi mé, quay đảo trên mặt nước.
  • Tôm giảm ăn rồi bỏ ăn bỏ ăn và chết nhanh sau 2-3 ngày phát hiện bệnh, tỷ lệ chết của bệnh rất cao (>70%).
  • Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại

Biểu hiện trên cá thể tôm:

  • Gan tôm nhiễm EMS/AHPND thường có nhiều hình thái:
    • Gan sưng to hay mềm nhũn, khi bóc vỏ đầu ngực thấy có dịch màu vàng chảy ra và mùi tanh nồng.
    • Màu sắc gan tôm nhợt nhạt, gan bị teo nhỏ và dai.
  • Biểu hiện trên cơ thể tôm: 
    • Tôm bị mềm vỏ, đục cơ.
    • Dạ dày mờ đục, ít thức ăn hoặc không có thức ăn.
    • Giai đoạn phát bệnh tôm có thể đi phân trắng

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm - hội chứng chết sớm

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm – hội chứng chết sớm

Biểu hiện khi kiểm tra môi trường

  • Khuẩn Vibrio parahaemolyticus với mật độ cao. Khi kiểm tra khuẩn trên đĩa thạch TCBS thì khuẩn lạc xanh nhiều,  hoặc trên đĩa thạch Chromagar thấy có khuẩn lạc màu tím xuất hiện với mật độ cao.
  • Nồng độ Oxy hòa tan (DO) thấp: dưới 5 mg/L (DO có thể thấp từ đầu vụ nuôi).
  • Độ trong của nước ao thấp (>30cm): nước đục.
  • Khí độc NH3, H2S (đĩa TCBS có khuẩn lạc màu đen) xuất hiện sớm.

Các giai đoạn phát triển của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm:

Các giai đoạn phát triển của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm EMS/AHPND

Các giai đoạn phát triển của bệnh EMS/AHPND

  • Giai đoạn đầu: Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thường xuất hiện trong vòng 45 ngày sau khi thả giống. Vi khuẩn V. parahaemolyticus xâm nhập vào dạ dày làm chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy mờ đục. Dạ dày và đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường.
  • Giai đoạn 2: Phần mờ đục giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan chuyển màu (hiện tượng mũ gan); dạ dày màu đỏ hoặc chuyển đục, có hoặc không có thức ăn. 
  • Giai đoạn 3: Khi vi khuẩn V. parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích (phage xuất hiện trong môi trường ao nuôi xâm nhập vào cơ thể tôm), tạo ra một loại độc tố có độc lực mạnh phá hủy cấu trúc và chức năng khối gan tụy. Biểu hiện đặc trưng như: 
  • Khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy tiếp tục rộng, gan tụy mờ, giảm kích thước (gan tụy teo nhỏ dần) và  nhạt màu.
  • Dạ dày không có thức ăn, ruột lõng, tôm lờ đờ và bỏ ăn, các con tôm bệnh đeo mé, đeo phao.
  • Giai đoạn 4: Gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột; phần nối giữa vỏ đầu ngực và thân tôm nới rộng. Khi đó tôm rất yếu và chết rất nhanh và tỉ lệ chết trên 70%, thiệt hại kinh tế lớn, giai đoạn này còn được gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp.

Phương pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

  • Lựa chọn nguồn tôm giống chất lượng – sạch bệnh.
  • Chuẩn bị tốt hạ tầng ao nuôi, phơi nền đáy ao, sát trùng ao và nguồn cấp nước nuôi… và lựa chọn mật độ nuôi phù hợp với cơ sở hạ tầng ao nuôi.
  • Thường xuyên kiểm tra tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và đưa ra giải pháp khắc phục.
  •  Quản lý tốt môi trường:
  • Sử dụng BZT-GB AQUA BLUE thay phiên từ đầu vụ và suốt quá trình nuôi nhầm cùng cấp lượng lớn vi sinh có lợi ức chế và cạnh tranh với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, ổn định các yếu tố môi trường: màu nước, pH,…  
  • Hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh: Khi sử dụng cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thuốc nếu không sẽ làm mất cần bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn hại phát triển, mặt khác, sử dụng kháng sinh không đúng liều sẽ dễ làm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
  •   Cho ăn:
    • LACTO ATRIMIN hoặc LACTO F hằng ngày – bổ sung hệ vi sinh có lợi cho đường ruột.
    • ENZYME 69  định kỳ 2 ngày 1 cữ – bổ sung enzyme và đào thải độc tố đường ruột.
    • ARGIN MILK PLUS hằng ngày – tăng cường chức năng gan tụy, tăng sức đề kháng và thúc đẩy tăng trưởng.
    • Ngoài ra, bổ sung Vitamin C và khoáng CANCI PLUS – cung cấp đầy đủ khoáng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của tôm nuôi.

Đọc thêm: Bệnh hoại tử cơ tạo máu & cơ quan biểu mô IHHNV ở tôm

Cách xử lý và trị khi tôm bị EMS/AHPND

Trường hợp 1: Khi tôm có dấu hiệu EMS/AHPND (giai đoạn 1,2): tôm còn ăn tỷ lệ gan mờ (<10%), tôm có rớt lai rai.

  • Cho ăn: RYDO 10ml/kg thức ăn, 2-3 cữ/ngày, cho ăn 3-4 ngày liên tục, các cữ còn lại bổ sung ENZYME 69 và ARGIN MILK PLUS.
  • Xử lý môi trường: Sử dụng diệt khuẩn KILL WIN (1 hũ 500g/1.500m3), sau  24 giờ ngừng diệt khuẩn Quý và con cấy men vi sinh BZT-GB (1gói /1.500-2.000m3).

Trường hợp 2: Khi tôm có dấu hiệu: tôm còn ăn tỷ lệ gan mờ (<20%), tôm có rớt lai rai (Biểu hiện EMS/AHPND giai đoạn 2, 3),

  • Xử lý môi trường:
    • Xiphong và thay nước 20-30% (nếu có): loại bỏ xác tôm tránh lây chéo.
    • Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường: pH, DO, khí độc, tảo
    • Tạt EMS 1L/2.000m3, 2 ngày liên tục. vào buổi chiều mát.
    • Tạt thêm Vitamin C, YUCCA GB (1L/2.000m3) để chống sốc và hấp thu khí độc. Với ao nước lợn cợn hoặc có tảo nhiều, bà con sử dụng thêm YUCCA ZEO giảm độ đục và lắng tụ bớt chất hữu cơ.
    • Sau 48 giờ ngừng sử dụng sản phẩm EMS, cấy men vi sinh BZT-GB (1 gói/1.500-2.000m3) để bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi.
  • Cho ăn:
    • Giảm 10-30% lượng thức ăn trong ngày.
    • Cho ăn ANTI DOXYLOOC 10-12 g/kg thức ăn, cho ăn 2-3 cữ/ngày, liên tục 3-4 ngày.
    • Các cữ còn lại trong ngày cho ăn ENZYME 69 10-15g/kg thức ăn và B-GLUCAN 10g/kg thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa và phục hồi đường  ruột.
    • Cho ăn ARGIN MILK PLUS 15-20g/kg thức ăn để thải độc tố và phục hồi tế bào gan bị hư tổn.

* Lưu ý: Khi bệnh hoại tử gan tụy trên tôm có dấu hiệu nặng: (giai đoạn 3-4 tôm với tỷ lệ cao, tôm bỏ ăn) Quý bà con cần thu hoạch ngay, tránh kéo dài vụ nuôi sẽ làm tăng chi phí, thiệt hại lớn về năng suất và kinh tế.

Hy vọng bài viết về bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hay hội chứng chết sớm EMS sẽ cung cấp cho Quý bà con những kiến thức kịp thời cho vụ nuôi của mình. 

Nếu Quý Bà Con đang gặp phải tình trạng nêu trên hãy liên hệ ngay số Hotline 0964 990 499 hoặc zalo 0917807674 để được tư vấn chi tiết về cách điều trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này.

Contact Me on Zalo