Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, nhanh chóng

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, nhanh chóng

Phèn khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường và hệ sinh thái ao nuôi. Hiện nay, tình trạng nước bị nhiễm phèn đang ngày càng phổ biến trong ao nuôi tôm,cá. Nhiều bà con vẫn chưa biết cách xử lý phèn sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí và không bị tái nhiễm. Hiểu được những khó khăn đó, Phú Gia Bảo xin gửi đến quý bà con kinh nghiệm trong việc phòng và xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả và chi tiết sau đây:

Nguyên nhân làm ao tôm bị phèn

Để có cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả cần xác định nguyên nhân ao nhiễm phèn:

  • Nguyên nhân chính khiến ao tôm bị phèn là do sử dụng đất phèn tiềm tàng, hàm lượng sunfat trong đất cao. Khi đất gặp điều kiện có lợi như yếm khí và hoạt động mạnh của vi sinh sẽ giải phóng lưu huỳnh (S). Bên cạnh đó, nếu hàm lượng Fe trong đất cao thì sẽ kết hợp với lưu huỳnh tạo thành Pyrit. Đây chính là phèn sắt hay phèn đỏ trong ao nuôi tôm.
  • Ngoài phèn sắt còn có một số loại chất kết hợp với lưu huỳnh tạo thành phèn như: Oxit sắt, Nhôm (Al), H2S và các hợp chất khác…

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, nhanh chóng

Hình ảnh nước ao tôm bị phèn

Dấu hiệu nhận biết ao tôm bị phèn

Dấu hiệu nhận biết từ môi trường ao nuôi

  • Ao nuôi có pH thấp, độ kiềm thấp và khó nâng kiềm.
  • Nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển và nhất là sau khi mưa là có hiện tượng này xảy ra.
  • Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, đối với ao nuôi tôm trên những vùng đất như thế này thì việc xử lý phèn sẽ rất khó.

Ảnh hưởng của phèn đối với tôm nuôi

Ảnh hưởng của phèn đối với tôm nuôi

Nhận biết tôm nhiễm phèn để xử lý phèn trong ao nuôi tôm kịp thời và hiệu quả

  • Tôm có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, vỏ cứng hơn bình thường và mang tôm có màu vàng, xơ cứng lại.
  • Tôm khó lột xác hoặc lột xác không hoàn toàn do lượng phèn cao làm giảm lượng pH trong nước. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu mùa vụ khi tôm còn nhỏ, quá trình lột xác không hoàn toàn sẽ làm giảm tỷ lệ sống và gây tổn thất cho vụ nuôi.
  • Tôm stress, bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài. Nếu ao bị phèn nặng, tôm sẽ xuất hiện hiện tượng tấp mé, chết rải rác do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm.

Tôm bị vàng chân do phèn

Tôm bị vàng chân do phèn

Ảnh hưởng của phèn đến sự phát triển của tôm

  • Khó gây màu nước do tảo phát triển chậm làm xuất hiện hiện tượng nước trong, khó gây màu nước.
  • Giảm độ kiềm và độ pH trong ao nuôi.
  • Tôm stress, chậm lớn, kém ăn, khó lột xác, lột xác không hoàn toàn.
  • Các chất lơ lửng trong nước bấm vào mang tôm khiến tôm khó hô hấp.
  • Ảnh hưởng đến sự hoạt hóa của các enzyme trong ao nuôi, làm giảm hiệu quả của sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của đất phèn đến tôm nuôi và các giải pháp khắc phục

Một số biện pháp phòng tránh và cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Biện pháp phòng ngừa ao nuôi nhiễm phèn

  • Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi hợp lý tránh các vùng đất bị nhiễm phèn, nên lót bạt xung quay ao và đáy ao.
  • Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ và đúng quy trình, bón lót vôi đáy ao, sên vét, rửa lại nhiều lần trước khi cấp nước.
  • Đối với những ao nuôi có khả năng nhiễm phèn tiềm tàng không nên phơi ao quá lâu có thể dẫn đến hiện tượng xì phèn.
  • Bón vôi CaO bờ ao.
  • Bón vôi vào đáy ao nuôi để nâng pH, giảm phèn tuy nhiên cần bón buổi chiều mát.

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm trước khi thả:

Sử dụng GB-86: 1 gói/ 2.000m3 nước trước khi thả tôm 2 ngày, giúp giảm phèn và kim loại nặng trong ao, trung hòa nước Clorin, hóa chất, thuốc trừ sâu… Giúp nước dễ gây màu và phòng ngừa hiện tượng tôm lột xác không hoàn toàn. Nâng cao tỷ lệ sống của tôm sau khi thả.

Xử lý phèn khi ao đã có tôm:

  • Đối với ao đất hay ao đất bạt bờ rất dễ xì phèn, đặc biệt là sau những cơn mưa lớn, nước mưa có tính axit và rửa trôi phèn trên bờ xuống ao làm giảm pH đột ngột, rất nguy hiểm cho tôm. Vì thế, trong khi mưa cần bón vôi nóng CaO 10kg/1.000m3, nếu mưa kéo dài thì 30p -1 giờ bón 1 nhịp để ổn định pH.
  • Xử lý phèn trong ao nuôi tôm sau khi mưa sử dụng vi sinh BZT-GB 1 gói/2.000m3 nước để phân hủy chất hữu cơ đáy ao và cung cấp lượng lớn vi khuẩn có lợi cho ao nuôi, giảm nguy cơ bùng phát khí độc.
  • Để phòng ngừa ao nuôi bị xì phèn sau cơn mưa, bà con rải vôi xung quanh bờ, sử dụng vôi ổn định pH, cân bằng hệ đệm và dùng Rocket EDTA 3kg/1.000m3 nước để giảm phèn và trung hòa nước ao.
  • Cùng với các giải pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm, chúng ta cần bổ sung khoáng WIN WIN với liều dùng 2-3kg/1.000m3 nước giúp cung cấp đầy đủ khoáng chất, tôm cứng vỏ nhanh chóng và ngừa hiện tượng cong thân đục cơ, ngừa rớt cục thịt.

 

 

Sản phẩm xử lý phèn trong ao nuôi tôm-01-01

Sản phẩm xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Hy vọng bài viết về cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm sẽ cung cấp cho Quý bà con những kiến thức kịp thời cho vụ nuôi của mình. 

Nếu Quý bà con đang gặp phải tình trạng nước nhiễm phèn hoặc xì phèn hãy liên hệ ngay số Hotline/Zalo: 091 238 4949 để được tư vấn chi tiết về cách xử lý nhé. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này. Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt năng suất cao trong mùa vụ này!

Contact Me on Zalo